//

Bào chế – Công Nghiệp Dược

Giới thiệu đôi nét về bộ môn

Tên Tiếng Việt: Bộ môn Bào chế – Công nghiệp Dược
Tên Tiếng Anh: Department of Pharmaceutics and Pharmaceutical Industry
Năm thành lập: 2008
Chức năng và nhiệm vụ
Giảng dạy: Bộ môn Bào chế – Công nghiệp dược đảm nhận giảng dạy các môn sau đây:

Thực hành dược khoa 2 (Cơ sở ngành): Hướng dẫn các thao tác và cách sử dụng các dụng cụ cơ bản trong phòng thực hành.
Bào chế và công nghệ dược phẩm 1 và 2 (Chuyên ngành): Cung cấp kiến thức về các dạng bào chế, phương pháp điều chế và kiểm tra chỉ tiêu chất lượng.
Sản xuất thuốc 2 (Chuyên ngành): Hướng dẫn xây dựng công thức, lựa chọn phương pháp và trang thiết bị phù hợp để sản xuất một số dạng thuốc trên quy mô công nghiệp. Khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc.
Hệ thống trị liệu mới và một số dạng thuốc đặc biệt (Chuyên ngành): Giới thiệu và cung cấp kiến thức về các dạng bào chế mới, phương pháp điều chế và kiểm tra chỉ tiêu chất lượng.
Chuyên đề bào chế (Chuyên ngành): Ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật để nghiên cứu phát triển các dạng thuốc hiện đại như thuốc có cấu trúc nano, hệ trị liệu qua da.
NCKH: Giảng viên thực hiện đề tài khoa học công nghệ các cấp thuộc lĩnh vực chuyên môn của bộ môn và lĩnh vực khoa học giáo dục.

Định hướng Nghiên cứu chính của Bộ môn giai đoạn 2018-2020

Xây dựng công thức và quy trình điều chế các giá mang vi nhũ tương từ các loại dầu thực vật trên quy mô phòng thí nghiệm.
Nang hóa dược chất vào các giá mang vi nhũ tương để hình thành dạng bào chế hoàn chỉnh dùng ngoài da và dùng bằng đường uống, đánh giá chất lượng và độ ổn định của vi nhũ tương.
Chiết xuất các hoạt chất từ trong dược liệu và bào chế thành dạng thuốc thích hợp.
Định hướng Nghiên cứu chính của Bộ môn giai đoạn 2021-2023

Điều chế các loại giá mang có cấu trúc nano
Nang hóa dược chất vào giá mang nano, đánh giá chất lượng và độ ổn định của dạng thuốc nano
Hướng dẫn SV: Giảng viên tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học và thực hiện đồ án, khóa luận tốt nghiệp phù hợp với định hướng nghiên cứu của bộ môn.

Những thành tích đạt được
NCKH: Bộ môn thực hiện nhiều đề tài khoa học mang tính ứng dụng. Nhiều bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, nổi bật như:

“Nghiên cứu hệ phân tán rắn celecoxib” (2017) của ThS. Chế Quang Minh

“Nghiên cứu bào chế vi cầu amoxcicilin kết dính sinh học tại dạy dày” (2017) của ThS. Nguyễn Thị Hoài Thương

“Khảo sát thành phần flavonoid trong cây Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides L. Asteraceae” (2017) và “Bào chế vi nhũ tương từ cao khô rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) Aug. DC., Molluginaceae)” (2018) của ThS. Nguyễn Thị Kim Liên

Cơ sở vật chất: Bộ môn có 04 phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ trang thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ nhu cầu thiết yếu trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học như máy dập viên, máy bao phim, máy bao đường, máy trộn siêu tốc, máy sấy tầng sôi, máy đóng nang thủ công, tủ sấy, bếp cách thủy, máy đo pH, máy khuấy, thiết bị đồng nhất hóa, máy đo độ cứng, máy đo độ rã, máy đo độ hòa tan…

Về giáo trình: Bộ môn đã có đủ giáo trình cũng như tài liệu tham khảo để phục vụ công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học. Giáo trình thực hành được bộ môn biên soạn dưới sự cố vấn của cô TS. Hồ Thị Ánh, dựa trên các nguồn tham khảo là giáo trình của Đại học Y dược TP.HCM và Đại học Dược Hà Nội. Để hướng dẫn sinh viên chuyên ngành, sinh viên làm đề tài bộ môn còn tham khảo thêm các giáo trình đào tạo sau đại học dành cho chuyên ngành bào chế và các bài báo, tài liệu từ các tạp chí Y dược uy tín trên thế giới (Journal of Pharmacy research, International journal of Pharmtech research, Handbook of Pharmaceutical Excipients…)

Các khen thưởng:

Từ năm 2008 đến nay, bộ môn Bào chế – Công nghiệp dược đã đạt được các thành tích như sau:

Giải khuyến khích Phương pháp giảng dạy hội thảo “Đổi mới phương pháp giảng dạy” Khoa Dược – Trường đại học Nguyễn Tất Thành năm 2017.
Khen thưởng tích cực tham gia của giảng viên và sinh viên trong hội nghị khoa học khoa Dược NTTU lần thứ 1/2017.
Giải khuyến khích Hội thảo “Bài giảng hay – Thầy trò tích cực” – Khoa Dược 2018.

Call Now