Những năm gần đây, mọi người đều rỉ tai nhau rằng ” Đừng thi vào ngành Kế Toán – Tài chính, ra trường thất nghiệp nhan nhãn”. Điều này là hoàn toàn có thật, tuy nhiên nghịch lý là sinh viên thất nghiệp nhiều nhưng nhu cầu tuyển dụng của ngành vẫn cao. Vậy rõ ràng, thị trường nhân sự ngành kế toán, tài chính đang đối mặt với tình trạng thừa số lượng nhưng thiếu chất lượng ( Báo cáo của Vietnamworks 2017).

Nhu cầu nhân sự ngành kế toán- tài chính 

Sự ra đời của AEC cuối năm 2015 đã và đang khiến thị trường lao động trong khu vực trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ước tính thị trường chung ASEAN sẽ tăng thêm 14 triệu việc làm vào năm 2025.

Trong đó,“Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều hơn từ việc hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng so với các nước khác do nền kinh tế phụ thuộc mạnh mẽ vào thương mại quốc tế.”- Ông Yoshiteru Uramoto, Giám đốc ILO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhận định. Một lợi ích khác của việc thành lập AEC là 8 lĩnh vực ngành nghề được tự do dịch chuyển giữa các nước thành viên.

Với vai trò là “mạch máu của nền kinh tế”, kế toán – tài chính được đánh giá là ngành học tiềm năng phù hợp với quy hoạch nguồn nhân lực của Việt Nam đến năm 2020 và sự chuyển dịch lao động trong khối ASEAN.  Careerbuilder (2017) dự báo rằng kế toán – tài chính vẫn tiếp tục giữ vị trí thứ 3 trong ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao trong những năm tới.

Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp ngành này ra trường vẫn bị thất nghiệp mỗi năm. Nguyên nhân là do thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp không thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, nhất là khi các doanh nghiệp chú trọng nhiều vào yếu tố hiệu quả.

Báo động chất lượng nhân sự Việt Nam 

Mặc dù AEC mang đến cơ hội “vàng” cho thị trường lao động Việt Nam, tuy nhiên cũng thách thức cũng không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước thành viên được tự do di chuyển vào Việt Nam. Như vậy, dự báo sẽ nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt với lao động trong nước.

Theo ILO, trình độ tiếng Anh của lao động Việt Nam thua kém Singapore, Malaysisa, Philippine và Brunei. Lực lượng lao động từ 4 quốc gia này sẽ chiếm ưu thế nhờ khả năng tiếng Anh tốt và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Chính vì thế, bên cạnh trau dồi kiến thức chuyên môn, người lao động Việt Nam cần phải tự trang bị các kỹ năng mềm cần thiết và nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Sinh viên cần chuẩn bị gì để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng

  • Trang bị kiến thức nền tảng 

Muốn là một nhân viên kế toán, tài chính giỏi, điều quan trọng nhất là bạn phải nắm vững các kiến thức nền tảng như khung pháp lý kế toán kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế; các quy định về đạo đức nghề nghiệp, kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán: tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Những kiến thức này sẽ là nền móng vững chắc để bạn làm việc hoặc theo đuổi những bằng cấp cao hơn sau này.

  • Kỹ năng mềm

Theo khảo sát của CareerBuilder.com, khi đánh giá một ứng viên tiềm năng cho một công việc, phần lớn nhà tuyển dụng khẳng định rằng kỹ năng mềm quan trọng hơn kỹ năng cứng..Các nhà tuyển dụng thường có xu hướng chọn ứng viên phù hợp với văn hóa công ty, ngay cả khi điều này đồng nghĩa với việc họ phải tốn thời gian để huấn luyện lại.

Dưới đây là top 10 kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng quan tâm khi tìm kiếm nhân sự:

  1. Đạo đức nghề nghiệp tốt – 73%
  2. Tính độc lập trong công việc – 73%
  3. Thái độ tích cực – 72%
  4. Sự năng động – 66%
  5. Tinh thần đội nhóm – 60%
  6. Khả năng tổ chức và đa nhiệm tốt – 57%
  7. Khả năng làm việc dưới áp lực cao – 57%
  8. Kỹ năng giao tiếp tốt – 56%
  9. Linh hoạt trong xử lý tình huống – 51%
  10. Tự tin – 46%
  • Trình độ Tiếng Anh

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tiếng Anh trong công việc và cuộc sống, nhất là trong thời kỳ Việt Nam hội nhập sâu rộng như hiện nay. Khả năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh là một phần bắt buộc trong các bản mô tả công việc, và phần lớn nhà tuyển dụng đều phỏng vấn ứng viên trực tiếp bằng tiếng Anh để đánh giá năng lực. Do đó, sinh viên cần đầu tư thời gian và công sức để phát triển kỹ năng ngoại ngữ thật tốt trước khi bước vào thị trường lao động.

Theo Báo cáo TITA Search năm 2016, sinh viên mới ra trường sử dụng dụng tốt tiếng Anh có thể nhận mức lương khởi điểm cao hơn 6-22%. Cùng một vị trí, sinh viên mới tốt nghiệp có thể chỉ nhận được mức lương 300 USD/tháng, nhưng nếu có kỹ năng mềm và sử dụng tiếng Anh thành thạo, con số này có thể tăng lên 800 USD/tháng (Báo cáo lương toàn quốc 2017 của Vietnamworks)

Học Kế toán Tài chính ở đâu chất lượng? 

Hiện nay, có rất nhiều trường Đại học đào tạo ngành Kế Toán – Tài Chính như Đại học Kinh Tế, Đại học Kinh Tế Luật,…, tuy nhiên việc lựa chọn một chương trình học uy tín, chất lượng và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội cần bạn phải tìm hiểu thật kỹ càng.

Một trong những trường Đại học có chương trình kế toán, tài chính cập nhật nhất hiện nay là chương trình chuẩn quốc tế ( song ngữ) của Viện Đào Tạo Quốc Tế NTT (NIIE). Điểm nổi bật của chương trình là sinh viên NIIE thường xuyên được tham quan kiến tập tại các doanh nghiệp đầu ngành để học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia, tiếp cận môi trường làm việc thực tế và định hướng rõ hơn về nghề nghiệp tương lai.

Thêm vào đó, chương trình giảng dạy song ngữ ( 50% tiếng Anh – 50% tiếng Việt)  bởi các giảng viên nước ngoài và Việt Nam được đào tạo bài bản từ các trường Đại học tiên tiến trên thế giới sẽ  giúp sinh viên tiếp cân nguồn tri thức thế giới cùng vốn ngoại ngữ chuyên ngành sâu rộng.

Có thể nói, chương trình hợp tác quốc tế tại NIIE sẽ trang bị cho các bạn hành trang vững chắc để tự tin bước ra thế giới, đồng thời góp phần giải “bài toán” về chất lượng nhân lực ngành Tài chính – Kế toán tại Việt Nam để đón đầu hội nhập AEC.

Điều kiện xét tuyển vô cùng đơn giản:

  • Tốt nghiệp THPT
  • Xét tuyển theo 1 trong 2 phương thức sau:
    • Xét điểm Học Bạ: điểm trung bình cộng 3 môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của năm lớp 12 ≥ 6.0
    • Xét điểm  thi THPT Quốc gia: đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: 

Viện Đào tạo Quốc tế NTT (NIIE) – Đại học Nguyễn Tất Thành

Địa chỉ: 458/3F Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM

Điện thoại: (08) 38.25.35.11                             

Hotline: 0932 812 244 – 0934 812 244

Website: niie.edu.vn