//

Công nghệ thông tin: Điều gì tạo nên sức hút của nghề Developer

5/5 - (1 vote)

Là một trong những ngành “top” có mức thu nhập “khủng”, Developer (hay còn gọi là “dân dev”) luôn là điểm đến mơ ước của sinh viên ngành Công nghệ thông tin. Vậy developer là gì? Cần có những kỹ năng nào để trở thành một developer giỏi và điều gì khiến vị trí này trở nên thu hút?

I/ Developer là gì? Học ngành Công nghệ thông tin là sẽ làm Developer?

Hiểu đơn giản thì Developer (dev) là tên thường gọi của lập trình viên, người sẽ sử dụng những đoạn mã code để đặt nền móng, tạo nên các chương trình, phần mềm, ứng dụng trên các thiết bị thông minh (smartphone, tablet, máy tính), hệ thống quản lý dữ liệu, trí tuệ nhân tạo… Ngoài Developer, lập trình viên còn có một số tên gọi khác như Coder hay Programmer. 

Có phải cứ học Công nghệ thông tin là sẽ làm Developer không nhỉ?
Có phải cứ học Công nghệ thông tin là sẽ làm Developer không nhỉ?

Học ngành Công nghệ thông tin là sẽ làm Developer? Công nghệ thông tin là một ngành rộng, có nhiều phân nhánh, chuyên ngành. Tuy nhiên, chỉ trừ các công việc liên quan đến phần cứng, lắp đặt hệ thống thì các vị trí còn lại đa phần đều ít nhiều có liên quan công việc lập trình. Bên cạnh đó, với mức thu nhập “khủng” và tiềm năng lớn, các bạn sinh viên khi học ngành Công nghệ thông tin đều ưu tiên lựa chọn lập trình viên là điểm đến để phát triển sự nghiệp.

II/ Vị trí công việc phổ biến của Developer – Công nghệ thông tin

Giống như Công nghệ thông tin, Developer là một tên gọi chung và được chia làm rất nhiều vị trí lớn, nhỏ khác nhau trong công ty. Dưới đây là 4 phân nhánh phổ biến của Developer bao gồm: 

  • Front-end Developer, 
  • Back-end Developer, 
  • Full Stack Developer
  • Mobile Developer. 

Front-end Developer đảm nhận vai trò tạo giao diện và chức năng cho ứng dụng, phần mềm sử dụng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript. Back-end Developer thực hiện các công việc liên quan đến quản lý hệ thống dữ liệu, máy chủ và các quy trình back-end khác để đảm bảo khả năng hoạt động của ứng dụng. Full-Stack Developer có thể thực hiện cả hai công việc của Front-end và Back-end Developer, đảm bảo tính chất liên kết chặt chẽ của cả hai phía. Mobile Developer tập trung vào việc phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động. Các Developer ở mảng này sẽ xây dựng các ứng dụng phù hợp với đặc điểm riêng biệt của hai nền tảng phổ biến nhất là iOS, Android. Độ “hot” của Mobile Developer càng được khẳng định khi theo nghiên cứu từ Statista, chỉ riêng trong năm 2021, có tới 230 tỷ lượt tải các ứng dụng trên thiết bị di động, quá khủng khiếp phải không nào?

Ngoài Developer, cử nhân Công nghệ thông tin còn có thể đảm nhiệm đa dạng các vị trí công việc.
Ngoài Developer, cử nhân Công nghệ thông tin còn có thể đảm nhiệm đa dạng các vị trí công việc.

Thông tin tham khảo thêm, ngoài Developer, cử nhân ngành Công nghệ thông tin còn có thể tham khảo một số công việc khác như: Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer), Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst), Kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI Engineer), Kỹ sư Internet vạn vật (IoT Engineer), Chuyên viên tư vấn giải pháp (Solution Consultant).

III/ Những kỹ năng thiết yếu của Developer – Công nghệ thông tin

Kỹ năng chuyên môn

Với đặc thù sử dụng ngôn ngữ lập trình để “giao tiếp” với máy tính, tạo ra nền móng cho chương trình, ứng dụng phần mềm, Developer nói riêng hay kỹ sư Công nghệ thông tin nói chung cần thuần thục rất nhiều kỹ năng chuyên môn. Cụ thể:

Mới đặc thù công việc, Developer đòi hỏi kỹ năng chuyên môn khá cao
Mới đặc thù công việc, Developer đòi hỏi kỹ năng chuyên môn khá cao
    • Ngôn ngữ lập trình (Code): JavaScript, HTML, CSS, Python, C++, Java… Hiện nay có rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình với tính ứng dụng khác nhau. Developer càng thông thạo, biết càng nhiều Code thì lợi thế càng lớn.
    • Cấu trúc dữ liệu và thuật toán: Cấu trúc dữ liệu là phương pháp tổ chức để lưu trữ dữ liệu, còn thuật toán là quá trình cần thiết để hoàn thành một tác vụ. Developer cần kết hợp linh hoạt 2 yếu tố này để tối ưu các đoạn code trong chương trình, ứng dụng.
    • Kiến thức về cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu là hệ thống điện tử để tổ chức, doanh nghiệp lưu trữ thông tin. Nhiệm vụ của Developer là phải biết tìm kiếm, tạo mới, cập nhật hệ thống dữ liệu. Ngoài ra, dữ liệu cũng cần được bảo mật, sao lưu để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
    • Kiến thức về gỡ lỗi (Debugging): Vì số lượng mã (code) trong mỗi chương trình là rất lớn nên việc gặp lỗi (bug) là gần như không thể tránh khỏi. Để gỡ lỗi, các Developer cần sử dụng phần mềm chuyên dụng, kết hợp với kinh nghiệm để quan sát, xác định đoạn mã lỗi và đưa ra giải pháp khắc phục.
    • Source Control: Quản lý hệ thống kiểm soát nguồn (SCM) là hệ thống giúp Developer theo dõi các bản cập nhật và thay đổi của các đoạn code trong chương trình. Hệ thống cho phép Dev phân tách, làm việc trên nhiều đoạn mã riêng biệt sau đó hợp nhất thành một bản hoàn chỉnh, hoặc sao lưu, lưu các đoạn mã khi cần.
    • Hệ điều hành: Đối với máy tính chúng ta có Microsoft Windows, macOS và Linux; đối với thiết bị di động là iOS và Android. Đây là những hệ điều hành phổ biến hiện nay, mỗi hệ điều hành lại có đặc điểm, tương thích với một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau nên bên cạnh việc biết nhiều Code, Developer hay kỹ sư Công nghệ thông tin cần có kiến thức về hệ điều hành để làm việc hiệu quả. Tùy thuộc vào sở thích, yêu cầu của công việc, Developer có thể lựa chọn phát triển chuyên về lập trình cho một hệ điều hành duy nhất.

Kỹ năng mềm

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, Developer cũng cần có rất nhiều kỹ năng mềm để hoàn thành tốt, đúng thời hạn công việc được giao. Một vài kỹ năng mà cử nhân Công nghệ thông tin cần trang bị ngay trên giảng đường là: Kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng phân tích, đánh giá; kiên trì và tỉ mỉ. 

Kỹ năng mềm và ngoại ngữ cũng sẽ giúp ích cho Developer rất nhiều trong việc hoàn thành công việc, thỏa thuận lương, thăng tiến trong sự nghiệp.
Kỹ năng mềm và ngoại ngữ cũng sẽ giúp ích cho Developer rất nhiều trong việc hoàn thành công việc, thỏa thuận lương, thăng tiến trong sự nghiệp.

Ngoài ra, nhân sự ngành này cũng rất cần tiếng Anh vì phần lớn ngôn ngữ lập trình, tài liệu chuyên ngành đều được viết bằng tiếng Anh nên sở hữu khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là đọc – viết sẽ là lợi thế lớn. Chưa kể, khi sử dụng thành thạo tiếng Anh, bạn còn có thể nhận mức lương cao hơn từ 20 – 50% cùng chính sách đãi ngộ tốt, hay là mở rộng cơ hội việc làm với các đối tác, dự án nước ngoài.

IV/ Developer có mức lương bao nhiêu?

Mức lương của nhân sự ngành Công nghệ thông tin dù là Coder, Programmer, Developer hay Engineer đều phụ thuộc vào các kỹ năng, kiến thức kể trên cùng số năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, dưới đây là một vài mức lương tổng quát, bạn có thể tham khảo: 

  • Fresher/ Junior (dưới 2 năm kinh nghiệm): 300 USD – 550 USD
  • Mid-Senior (2-4 năm kinh nghiệm): 550 USD – 1200 USD
  • Senior (5 năm kinh nghiệm trở lên): 600 USD – 1350 USD
  • Management Level (5-10 năm kinh nghiệm): 1500 USD – 2300 USD
  • Director Level (trên 10 năm kinh nghiệm): 2200 USD – 2600 USD
Sở hữu mức lương “đáng mơ ước” nhưng Developer luôn phải đối diện với những áp lực rất lớn từ công việc.
Sở hữu mức lương “đáng mơ ước” nhưng Developer luôn phải đối diện với những áp lực rất lớn từ công việc.

Tóm lại, Developer là ngành học tiềm năng với mức thu nhập rất cao nhưng đổi lại, bạn sẽ cần rất nhiều kiến thức từ chuyên môn, đến kỹ năng và ngoại ngữ. Cùng với đó, “dân Dev” cũng thường xuyên phải đối mặt với áp lực vô cùng lớn. Chính vì thế, bạn cần xác định sở thích, mục tiêu nghề nghiệp, điểm mạnh của bản thân trước khi lựa chọn công việc này. Còn nếu qua bài viết bạn, bạn cảm thấy Developer là ngành học dành cho mình thì hãy tìm hiểu ngay chương trình cử nhân Công nghệ thông tin chuẩn quốc tế của Viện Đào tạo Quốc tế NTT (NIIE) nhé. Đây chắc chắn sẽ là bước đệm vững chắc để bạn theo đuổi đam mê lập trình viên của mình đấy. 

Tham khảo thông tin xét tuyển học bạ, chính sách học bạ năm 2023 tại http://xettuyen.niie.edu.vn/.

———————————————

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ – ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH (NIIE)

GLOBAL LEARNING – GLOBAL SUCCESS

Địa chỉ: 458/3F Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Hưng, Q.7, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0934 116 244 / 0938 116 244

Email: niie@ntt.edu.vn

Call Now