Lớp 12 giống như một cuộc thi marathon và những ngày tháng cuối năm cũng giống như kilomet cuối cùng, đóng vai trò quyết định ai sẽ là người bền bỉ và dẻo dai nhất để có thể chạm tay vào cánh cửa Đại học. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng thời gian sẽ chẳng thể quay lại được và chúng ta cũng cần “cùng nhau đóng băng” để lưu giữ lại những khoảng khắc độc nhất này. Vậy, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học rồi, học sinh chúng mình cần làm gì nhỉ? Cùng nhau “trò chuyện” một chút nhé.

I. Gom kiến thức, góp kỷ niệm

Như bạn cũng đã biết, để chạm tay vào được cánh cửa Đại học thì bắt buộc chúng ta phải vượt qua “cột mốc” tốt nghiệp THPT. Hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 khiến chúng ta ít, nhiều “rơi rụng” kiến thức và bây giờ là cơ hội cuối cùng chúng ta có thể tích luỹ lại. Hãy bắt đầu bằng những kiến thức cơ bản, bám sát vào khung chương trình và tích cực ôn tập tài liệu tham khảo từ Bộ GĐ&ĐT để chuẩn bị cho kì thi phía trước. Bên cạnh đó, dù biết là chúng ta đang “chạy đua” với thời gian, nhưng cũng đừng vì thế mà quên tạo cho mình các “chặng nghỉ” để dừng chân, góp nhặt ký ức cùng bạn bè, thầy cô. Vì lớp 12 sẽ sớm qua đi, chỉ có kỷ niệm sẽ ở lại cùng chúng ta mãi mãi.

Cấp 3 là quãng thời gian khó quên nhất, là bài văn viết mãi không xong, là đề toán khó đến phát khóc, là cậu bạn dễ thương lớp bên cạnh, là cuộc sống sinh hoạt với ba điểm thẳng hàng: nhà, trường, chỗ học thêm.

“Tăng tốc” chuẩn bị cho kì thi cũng đừng quên tạo ra các “chặng nghỉ” để góp nhặt kỷ niệm cùng thầy cô, bạn bè 2K4 nhé!

“Tăng tốc” chuẩn bị cho kì thi cũng đừng quên tạo ra các “chặng nghỉ” để góp nhặt kỷ niệm cùng thầy cô, bạn bè 2K4 nhé!

II. Lựa ngành, chọn nghề

Theo thống kê mới nhất, mỗi năm cả nước có tới 38% sinh viên Đại học, Cao đẳng ra trường không có định hướng nghề nghiệp cụ thể, 60% làm trái ngành, cùng với đó là rất nhiều anh, chị sinh viên năm nhất, năm hai thậm chí là năm ba nghỉ học giữa chừng vì lựa chọn sai ngành. Điều này không chỉ gây mất thời gian, tiền bạc của gia đình, mà còn dẫn đến nhiều hệ luỵ khác như mất định hướng, chán nản và dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Để tránh trường hợp này, các bạn học sinh lớp 12 hãy dành thời gian để tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề thật kỹ càng. Nhưng càng lựa nhiều thì càng khó chọn, biết tìm hiểu về ngành, nghề ở đâu bây giờ nhỉ?!

Ngày hội tuyển sinh hay các buổi tư vấn hướng nghiệp là cơ hội tốt để các bạn học sinh tìm hiểu về việc “chọn ngành, chọn nghề”

Ngày hội tuyển sinh hay các buổi tư vấn hướng nghiệp là cơ hội tốt để các bạn học sinh tìm hiểu về việc “chọn ngành, chọn nghề”

Đôi khi câu trả lời đến từ những nơi gần gũi, “ngay trước mắt” mà bạn dường như không để ý. Bạn có thể tìm kiếm lời khuyên từ những người lớn hiểu bạn nhất, có thể là bố mẹ, thầy cô hoặc là anh, chị khoá trên. Mỗi lời khuyên đều là những gợi ý giá trị để bạn làm cơ sở lựa chọn ngành nghề cho mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm lời khuyên từ thầy, cô đến từ các trường Đại học thông qua các ngày hội tuyển sinh hay tư vấn hướng nghiệp. Nếu bạn là một người hướng nội, ngại giao tiếp trước đám đông thì có thể tìm hiểu một số bài kiểm tra tính cách MBTI, kết hợp cùng “kho tàng” thông tin về ngành nghề trên các trang mạng.

III. Xét học bạ, đậu Đại học

Trong những năm vừa qua, xét tuyển học bạ dần trở thành phương thức xét tuyển được nhiều bạn học sinh lựa chọn vì tính nhanh, gọn, dễ dàng làm thủ tục, tăng cơ hội trúng tuyển và giảm áp lực thi cử. Nhưng cũng có không ít bạn lo ngại rằng trúng tuyển bằng xét học bạ sẽ phải học chương trình khác với mức học phí cao hơn. Nhưng câu trả lời là hoàn toàn không phải, xét học bạ chỉ là một phương thức xét tuyển, cũng giống như xét điểm thi Tốt nghiệp THPT hay xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia. Tất cả sinh viên, dù đậu Đại học bằng hình thức nào thì cũng sẽ được hưởng chương trình học và mức học phí là như nhau. Đặc biệt, nhiều trường Đại học, trong đó có Viện Đào tạo Quốc tế NTT (NIIE) đã chấp nhận xét tuyển học bạ từ khi có điểm học kì 1 lớp 12 với các tiêu chí:

  • Tổng điểm 3 học kì: 1 học kì lớp 10, 1 học kì lớp 11 và học kì 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.
  • Tổng điểm 5 học kì: 2 học kì lớp 10, 2 học kì lớp 11 và học kì 1 lớp 12 đạt từ 30 điểm trở lên.
Học bạ là một phương án xét tuyển tối ưu để tăng cơ hội đậu Đại học và giảm áp lực thi cử.

Học bạ là một phương án xét tuyển tối ưu để tăng cơ hội đậu Đại học và giảm áp lực thi cử.

Có thể thấy rằng, xét tuyển học bạ sớm thật sự là một phương án dự phòng tốt để tăng cơ hội được theo học ngành, trường mà mình yêu thích cũng giúp chúng ta tự tin hơn trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia.

Trên đây là một số gợi ý những việc mà học sinh nên làm trong tháng ngày cuối cùng của lớp 12. Hi vọng bài viết có thể giúp bạn có thêm hành trang để chuẩn bị trước cho chặng đường dài phía trước.

Cuối cùng, chúc các bạn học tập thật tốt, có nhiều kỷ niệm đẹp và hứa với nhau phải đậu Đại học nha!

———————————————

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ – ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH (NIIE)

EMBRACING THE WORLD FROM HERE

Địa chỉ: 458/3F Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Hưng, Q.7, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0934 116 244 / 0938 116 244

Email: niie@ntt.edu.vn