Quản trị kinh doanh là gì? Bạn sẽ học gì trong ngành Quản trị kinh doanh? Cơ hội việc làm khi ra trường?… Đây là những câu hỏi không phải mới nhưng luôn song hành với nỗi lo lắng của các bạn trẻ đang phân vân định hướng ngành nghề tương lai.

“Tại sao bạn chọn học ngành Quản trị kinh doanh?” vì xu hướng của xã hội, sự lựa chọn của gia đình hay đây là ngành học mà bạn đam mê. Hãy cùng tìm hiểu về ngành Quản trị kinh doanh qua bài viết dưới đây nhé!

1.Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là thực hiện các hành vi quản lý quá trình  hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh và những lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính và marketing… Chính vì thế, Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo các nhà quản trị tương lai. Sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp.

2. Quản trị kinh doanh là học những gì?

Theo học ngành Quản trị kinh doanh, các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ bản nhất như: quản trị học, kinh tế vi mô và vĩ mô, marketing căn bản, nguyên lý và nguyên tắc kế toán, giao tiếp căn bản,… cho đến những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu. Cụ thể, bạn sẽ được học các như quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính, quản trị rủi ro, nghệ thuật lãnh đạo, thị trường kinh doanh…

Bên cạnh kiến thức, bạn cần tự học, tự tìm hiểu và nghiên cứu thực tế để áp dụng vào công việc sau khi tốt nghiệp. Việc rèn luyện kỹ năng như làm việc nhóm, lập kế hoạch, đàm phán, thương lượng, giải quyết tình huống kinh doanh,…cũng rất quan trọng đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh.

3. Bạn có phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh?

Trước khi lựa chọn ngành học Quản trị kinh doanh, bạn cần tìm hiểu xem mình có thực sự phù hợp với ngành học này không? Những tố chất cần có của người học Quản trị kinh doanh là gì?

  • Bạn phải thực sự quan tâm đến diễn biến của nền kinh tế và đam mê công việc kinh doanh
  • Bạn có  khả năng tư duy logic tốt, thích giao tiếp và nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý và thuyết phục người khác.
  • Bạn là một người chịu được áp lực công việc, thích môi trường cạnh tranh cao.
  • Bạn là người năng động, bản lĩnh và quyết đoán

4. Cơ hội nghề nghiệp khi bạn hoàn thành đam mê Quản trị kinh doanh thế nào?

Cơ hội nghề nghiệp đối với các bạn theo học ngành Quản trị kinh doanh là rất rộng mở. Theo ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TPHCM, trong giai đoạn 2020 đến 2025, riêng tại TPHCM cần khoảng 270.000 vị trí việc làm/năm dành cho nguồn nhân lực liên quan đến ngành Quản trị kinh doanh.

Sinh viên theo học ngành này có thể đảm nhiệm các vị trí như:

  • Chuyên viên đối ngoại.
  • Chuyên viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên xúc tiến thương mại.
  • Chuyên viên Marketing.
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường.
  • Chuyên viên Quản trị kinh doanh.
  • Chuyên viên hoạch định tài chính.
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư.
  • Chuyên viên ngân hàng.
  • Quản lý nguồn nhân lực.

>>Tim hiểu ngay học ngành quản trị kinh doanh ra trường làm gì để có cái nhìn tổng thể về cơ hội việc làm.

5. Học ngành Quản trị kinh doanh ở đâu?

Ngành Quản trị kinh doanh luôn là ngành học được các bạn sinh viên chọn lựa để học rất nhiều tại các trường Đại học hay Cao đẳng, nhưng đâu sẽ là địa điểm tối ưu để gắn bó và xây dựng bàn đạp tốt sau này? Một số điển hình tham khảo uy tín như: Đại học Kinh tế TpHCM, Đại học Văn Lang, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Nguyễn Tất Thành,…

Với chương trình đào tạo chuẩn quốc tế song ngữ (Anh Việt) tại Viện đào tạo quốc tế NIIE – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là một trong các Viện uy tín hàng đầu tại Việt Nam; với nhóm giảng viên trong và ngoài nước chất lượng cao, chi phí đào tạo hợp lý, cấp bằng trường Đại học Nguyễn Tất Thành (song ngữ) với tỷ lệ có việc làm ngay khi ra trường. Các hoạt động sinh viên luôn được chú trọng, nhất là các hoạt động giao lưu, học tập và chia sẻ kỹ năng mềm – là một bước hoàn thiện bàn đạp vững mạnh cho sinh viên khi ra trường.

Tìm hiểu thêm điều kiện xét tuyển và chính sách học phí – học bổntại NIIE