Luật kinh tế là ngành học không thể thiếu trong thời đại nền kinh tế hội nhập sâu rộng hiện nay. Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế, pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế để triển khai hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Chính vì thế Luật kinh tế trở thành ngành học “đắt giá” trước ngưỡng cửa hội nhập vì ngành học này giúp đảm bảo quá trình vận hành bền vững của doanh nghiệp và phát triển kinh tế quốc gia.
Sinh viên ngành Luật kinh tế được cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về phát luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh, khả năng nghiên cứu và xử lý vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp.
NIIE áp dụng mô hình đào tạo gắn kết thực tiễn thông qua các phiên toà giả định, các tình huống pháp lý thực tế trong doanh nghiệp,… Đồng thời, chương trình tập trung đào tạo tăng cường tiếng Anh qua 6 lớp từ trình độ cơ bản đến chuẩn B2 (tương đương IELTS 5.5 – 6.0) để tự tin làm việc trong môi trường quốc tế. Ngoài ra, với thời gian đào tạo chỉ 3.5 năm, sinh viên sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí so với chương trình học truyền thống.
Để tìm hiểu các thông tin chuyên sâu về Cơ hội nghề nghiệp, Vị trí việc làm, Chương trình đào tạo, bạn có thể xem thêm tại: https://huongnghiep.niie.edu.vn/
Phương thức 1: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Phương thức 2: Xét tuyển kết quả học bạ đạt 1 trong các tiêu chí sau:
+ Tổng điểm trung bình (ĐTB) 3 học kỳ (HK): 1 HK lớp 10 + 1 HK lớp 11 + HK 1 lớp 12 ≥ 18 điểm. (thí sinh được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học).
+ Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 ≥ 18 điểm.
+ Điểm Trung bình cả năm lớp 12 ≥ 6.0.
Phương thức 3: Xét kết quả thi kiểm tra đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM.
Tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, cơ hội nghề nghiệp của bạn rất rộng mở bởi doanh nghiệp hiện nay đều rất cần người am hiểu về pháp luật. Bạn có thể đảm nhiệm những vị trí công việc có mức lương hấp dẫn và nhiều cơ hội thăng tiến như:
Chuyên viên pháp lý, pháp chế;
Chuyên viên tư vấn pháp luật tại các doanh nghiệp;
Chuyên viên hành pháp, lập pháp trong các cơ quan nhà nước;
Chuyên viên xử lý nợ/ pháp lý tố tụng;
Chuyên viên M&A;
Chuyên viên kiểm soát gian lận nội bộ;
Đấu giá viên;
Công chứng viên;
Kiểm sát viên;
Luật sư*;
Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế;
*Để trở thành luật sư bạn cần học thêm chứng chỉ đào tạo nghề luật sư tại Học viện tư pháp trong 1 năm và trải qua kỳ thực tập 1 năm tại Tổ chức hành nghề luật sư.