//

Ngành Luật kinh tế: Học gì? Cơ hội nghề nghiệp và xét tuyển ra sao?

Rate this post

Trong thời đại kinh tế phát triển mạnh mẽ và phủ rộng trên nhiều quốc gia hiện nay, vấn đề pháp lý ngày càng trở nên phức tạp và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ phía doanh nghiệp. Theo đó, ngành Luật kinh tế cũng ngày càng phát triển và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn sinh viên. Để hiểu rõ hơn về ngành Luật kinh tế cùng các thông tin liên quan như học gì, cơ hội nghề nghiệp, vị trí việc làm, phương thức xét tuyển ra sao, hãy đồng hành cùng Viện Đào tạo Quốc tế NTT (NIIE) thông qua bài viết này bạn nhé, bắt đầu thôi nào.

Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế (tên tiếng Anh là Economic Law) là ngành học kết hợp giữa luật học và các kiến thức tổng hợp đến từ kinh tế học, bao gồm thương mại, kinh tế, sở hữu trí tuệ, quảng cáo, xuất nhập khẩu… Mỗi quốc gia sẽ có một bộ luật cùng quy định khác nhau. Vì vậy, người học, làm việc trong ngành Luật kinh tế cần nắm được các quy chuẩn về luật pháp của quốc gia sở tại để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức và tránh các vấn đề nảy sinh trong quá trình giao thương giữa các chủ thể trong và ngoài nước.

Luật kinh tế là ngành học kết hợp giữa luật pháp và kiến thức về kinh tế học
Luật kinh tế là ngành học kết hợp giữa luật pháp và kiến thức về kinh tế học

Luật kinh tế học gì?

Sinh viên khi theo học ngành Luật kinh tế sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về luật dân sự, hình sự, thể chế pháp luật và các kiến thức chuyên sâu về luật pháp trong kinh doanh, gồm có: Quy định pháp luật của quốc gia và sự giám sát của nhà nước đối với doanh nghiệp; kiến thức, kỹ năng xây dựng hợp đồng và giải quyết tranh chấp giữa các đơn vị tổ chức kinh doanh trong nước và quốc tế; kỹ năng tổ chức công việc, nghiên cứu, cập nhật và phân loại văn bản quy phạm pháp luật.

Ngoài kiến thức chuyên môn thì kỹ năng mềm, ngoại ngữ cũng giúp ích rất nhiều cho cử nhân ngành Luật kinh tế
Ngoài kiến thức chuyên môn thì kỹ năng mềm, ngoại ngữ cũng giúp ích rất nhiều cho cử nhân ngành Luật kinh tế

Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị đầy đủ các kiến thức về luật cung – cầu, luật tư lợi, luật cạnh tranh, luật kinh doanh bất động sản, luật đầu tư, luật xây dựng, luật sở hữu trí tuệ, luật thương mại/kinh doanh,…hay nắm rõ quy trình, thủ tục, hồ sơ phổ biến trong ngành: Thủ tục đăng ký kinh doanh; phá sản và giải quyết tranh chấp; nghĩa vụ bồi thường; tố tụng. Bên cạnh khối kiến thức đồ sộ, sinh viên cần phải chủ động trang bị thêm các kỹ năng mềm cần thiết: Kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật; phân tích rủi ro pháp lý. Đặc biệt là khả năng sử dụng ngoại ngữ linh hoạt để tham gia thực hiện các hợp đồng, xử lý tranh chấp có yếu tố quốc tế.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Luật kinh tế

Theo tạp chí Luật sư Việt Nam, hiện nay ở các nước phát triển, tỷ lệ Luật sư trên tổng số dân là rất cao. Ví dụ như ở Mỹ thì cứ 250 người dân thì có 1 Luật sư (1/250), ở Pháp và Singapore là 1/1000, ở Thái Lan là 1/1526, ở Nhật là 1/1543. Tuy nhiên tính đến cuối năm 2020, Việt Nam có 15.107 Luật sư trên tổng số dân là 97.582.700, tức là chỉ có khoảng 1 Luật sư trên 6000 dân (1/6000). Trong khi đó, nhu cầu về dịch vụ pháp lý là rất lớn, kéo theo nhu cầu nhân lực đối với nghề Luật sư là rất cao, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và thu hút được nguồn vốn FDI lớn. Minh chứng cho xu hướng này, trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có 76.233 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn là 882.2 nghìn tỷ đồng. Trong 4 tháng đầu năm, có 464 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký thành lập mới tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 15.9 nghìn tỷ đồng. Và thực tế cho thấy, doanh nghiệp ngày càng ý thức được tầm quan trọng và có nhu cầu cao về dịch vụ pháp lý để đảm bảo việc kinh doanh đúng quy định pháp luật, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững, lâu dài.

Luật kinh tế vẫn là ngành có tiềm năng lớn trong không chỉ 1, 2 mà còn là nhiều năm tới
Luật kinh tế vẫn là ngành có tiềm năng lớn trong không chỉ 1, 2 mà còn là nhiều năm tới

Vị trí việc làm ngành Luật kinh tế

Khi nhắc đến ngành Luật, sinh viên thường nghĩ đến công việc là Luật sư. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy, với vốn kiến thức được học, cử nhân ngành học này còn có thể đóng nhiều vai trò khác nhau, điển hình có thể kể đến:

  • Chuyên viên pháp lý, pháp chế;
  • Chuyên viên xử lý nợ, pháp lý tố tụng;
  • Công chứng viên;
  • Chuyên viên M&A (Sáp nhập và Mua lại);
  • Chuyên viên thanh tra, điều tra, phòng chống gian lận;
  • Kiểm soát viên;
  • Nghiên cứu và giảng dạy pháp luật.
Không chỉ Luật sư, cử nhân Luật kinh tế còn có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp
Không chỉ Luật sư, cử nhân Luật kinh tế còn có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp

Khi có nhiều kinh nghiệm hơn (từ 2 – 5 năm), bạn có thể được cân nhắc đảm nhiệm các vị trí:

  • Trưởng/Phó trưởng phòng pháp chế;
  • Trưởng/Phó trưởng phòng đội quản lý nợ xấu;
  • Trưởng/Phó trưởng phòng M&A;
  • Trưởng/Phó trưởng phòng thanh tra, điều tra, phòng chống gian lận;
  • Luật sư;
  • Kiểm sát viên sơ cấp.

Với trên 5 năm kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên chức vụ Giám đốc, Luật sư cao cấp:

  • Giám đốc pháp chế;
  • Giám đốc quản lý nợ xấu;
  • Giám đốc quản lý M&A;
  • Giám đốc thanh tra, điều tra, phòng chống gian lận;
  • Luật sư cấp cao/Quản lý luật sư hoặc thành lập văn phòng luật;
  • Kiểm sát viên trung/cao cấp/Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Phương thức xét tuyển ngành Luật kinh tế

Hiện nay các trường Đại học sử dụng rất nhiều phương thức xét tuyển cho ngành Luật kinh tế, ví dụ tại Viện Đào tạo Quốc tế NTT (NIIE) – ĐH Nguyễn Tất Thành, bạn có thể đăng ký xét tuyển theo một trong 3 phương thức sau:

Phương thức 1: Xét điểm thi Tốt nghiệp kỳ thi THPT Quốc gia năm 2023

Phương thức 2: Xét điểm học bạ, thí sinh cần đạt 1 trong 3 tiêu chí:

  • Tổng điểm 3 học kỳ (1 HK lớp 10, 1 HK lớp 11 và HK 1 lớp 12) ≥ 18 điểm.
  • Điểm trung bình cả năm lớp 12 ≥ 6.0.
  • Tổng điểm tổ hợp môn xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét kết quả thi ĐGNL của ĐH Quốc gia Hà Nội hoặc TP. HCM.

Đáng chú ý, bạn hoàn toàn có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào NIIE ngay từ thời điểm này khi sử dụng phương thức xét tổng điểm 3 học kỳ để gia tăng tối đa cơ hội đậu Đại học.

NIIE - “bệ phóng” vững chắc để sinh viên theo đuổi ngành Luật kinh tế
NIIE – “bệ phóng” vững chắc để sinh viên theo đuổi ngành Luật kinh tế

Với chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, phát triển song song 3 yếu tố Kiến thức chuyên môn – Trình độ tiếng Anh – Kỹ năng mềm. Trong nhiều năm qua, NIIE đã trở thành bệ phóng lý tưởng để những bạn học sinh yêu thích ngành Luật kinh tế theo đuổi đam mê của mình, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Và nếu bạn cũng đang tìm kiếm một giảng đường phù hợp cho ngành học này thì đừng ngại tìm hiểu chương trình Cử nhân Chuẩn quốc tế ngành Luật kinh tế tại: xettuyen.niie.edu.vn

———————————————

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH (NIIE)

GLOBAL LEARNING – GLOBAL SUCCESS

Địa chỉ: 458/3F Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Hưng, Q.7, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0934 116 244 / 0938 116 244

Email: niie@ntt.edu.vn

Call Now